Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Lời tự bạch


Kính gửi: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Kính gửi: Tổng Công ty Điện lực miền Nam
Tôi không biết sẽ phải mở đầu câu chuyện từ khoảng thời gian nào cũng như phải sắp xếp lại những sự kiện hỗn độn và vô cùng phức tạp cho gọn gàng, thôi thì đành tạm thời bắt đầu từ năm 2003.

Vào tháng 7 năm 2003 tôi đã đơn phương một mình đứng ra yêu cầu làm rõ việc điều tra sự cố hư hỏng máy phát điện tại cơ quan (Công ty điện lực Đồng Nai), nếu không làm việc này tôi sẽ bị đuổi việc và rất có thể bị truy tố trước pháp luật về tội phá hoại tài sản của doanh nghiệp do giá trị tài sản hư hỏng quá lớn. Như vậy là đấu tranh hợp lý!

Trong quá trình đấu tranh tôi đã phát hiện ra có một số kẻ lạ mặt theo sau tôi để thực hiện những hành vi mờ ám (đã bị công an Việt Nam bắt để điều tra), khi tôi báo cáo sự việc ra ngoài miền bắc thì bên công an đã tiến hành nghe lén, ghi âm các cuộc đối thoại và … mất tín hiệu liên lạc do họ nghi ngờ tôi thuộc diện thành phần phản động cần phải theo dõi.

Đầu năm 2004 tôi đã đơn phương ra ngoài miền bắc (Hải Phòng), trên đường đi đã có dấu hiệu công an Việt Nam theo đuôi hộ tống (tăng bo từng chặng), ra tới Hải Phòng đã có hiện tượng hành lý của tôi bị lục soát để kiểm tra. Việc này do đội trưởng đội cảnh sát hình sự (săn bắt cướp) kết hợp với trung tá cảnh sát hình sự, Công an quận Lê Chân thành phố Hải Phòng bí mật thực hiện.

Điều vô cùng phi lý là tôi đã được anh em trong gia đình dòng họ Vũ (họ bên mẹ tôi) chỉ bảo rất kỳ quặc như: Biết cũng đừng có nói, muốn nói thì phải nói khác đi, không được nói chính xác, thấy xấu cũng phải bảo là đẹp, nhìn thấy con chó thì phải nói là con mèo, ăn cơm cũng phải cho người khác ăn cháo, vào miền nam lần này cũng phải hiền hiền lại một chút, không chấp nhất với thằng thần kinh ấy làm gì? có muốn ở luôn ngoài miền bắc hay trở về miền nam, suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định ...

Khi trở lại miền nam, tôi đã phát hiện ra có người đột nhập vào nhà riêng tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh thẩm tra sổ sách, xé bỏ nội dung bài viết nói về bệnh kiêu ngạo cộng sản trong sổ tay cá nhân, thẩm tra nội dung các cuộc họp tại trạm Diesel Hóa An khi tôi còn làm tổ trưởng công đoàn ... và kết quả là tôi không bị đưa ra hội đồng kỷ luật, cũng không bị cắt giảm lương, thưởng vận hành an toàn, cũng không phải chịu trách nhiệm liên đới,

Trong khi tôi là người thực hiện các công việc chính trong vụ sự cố máy phát điện như: công tác chuẩn bị máy, khởi động máy, phát hiện tiếng động lạ trong máy (thoáng qua rồi hết hẳn), báo cáo trưởng trạm và tập thể công nhân vận hành và sửa chữa đương nhiệm kiểm tra, ngừng máy theo lệnh của trưởng trạm (anh Phan Văn Danh) sau khi anh em công nhân đã kiểm tra tổ máy phát điện GM 2100KW số 3 (khoảng 3 phút) và khẳng định có tiếng động lạ, ghi chép sổ sách và ...

Tổng giá trị tài sản thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ đồng. Tuy không phải chịu trách nhiệm liên đới, không bị khiển trách nhưng tôi lại bị người ta khủng bố tinh thần.

Sự việc này có lẽ do mạng lưới An ninh Việt Nam phối hợp với đại diện gia đình dòng họ Vũ tại Hải Phòng cùng với Công ty Điện lực Đồng Nai tiến hành thẩm tra sổ tay cá nhân của tôi, phát hiện ra có dấu hiệu Công ty cấp phát vật tư kém chất lượng nên sự cố tổ máy phát điện GM 2100KW là sự cố cấp 1 nguyên nhân khách quan.

Vào năm 2007 tôi đã phát hiện ra mình không có cha mẹ, chỉ là con nuôi của ông bà Khôi do họ đã nói thẳng ra và không muốn tôi sang bên nhà của họ. Đã có dấu hiệu công an Việt Nam can thiệp, ngăn cản không muốn tôi tìm lại nguồn gốc của mẹ tôi, việc nghe trộm điện thoại có lẽ đã làm cho người thân của tôi ở ngoài thành phố Hải Phòng rất e ngại và dè dặt.

Vào năm 2008 tôi đã khẳng định được cha tôi có quan hệ huyết thống với ông Hồ Chí Minh thể hiện qua chiếc tang Bác Hồ mà tôi đã được đeo vào khoảng 07 giờ 30 phút sáng ngày 03/9/1969 và quả vú sữa tôi đã được ăn vào năm 1972 tại huyện Kiến An Thành phố Hải Phòng. Để nắm bắt được những thông tin quan trọng, từ đầu năm 2004 cho đến tháng 6 năm 2012 tôi đã phải thực hiện 08 lần ra ngoài Hải Phòng, 08 lượt di chuyển bằng máy bay, 08 lượt di chuyển bằng tàu hỏa với tổng chiều dài đi về là khoảng chừng 32.000Km.
 

Tháng 02 năm 2011 tôi bắt đầu viết blog đưa thông tin lên mạng chứng minh giữa tôi và ông Hồ Chí Minh có quan hệ huyết thống (quan hệ ông cháu) cũng như đã có hiện tượng
tôi bị khủng bố, truy sát từ năm 2003 và muốn gióng lên hồi chuông báo động mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế.  

Vào tháng 8/2011, sau khi bài viết những điều chưa nói được đăng công khai trên blog yahoo 360plus, người ta đã lén lút lấy ống máu của tôi sau khi rút làm xét nghiệm, đưa ra khỏi bệnh viện quận Bình Tân (Sài gòn), có lẽ là để thử ADN với ông Hồ Chí Minh sau nhiều năm thực hiện việc khủng bố tinh thần cũng như có dấu hiệu bị truy sát.
 

Ngày 23/6/2012 tôi đã ra ngoài TP Hải Phòng gặp ông cậu họ của tôi - ông Vũ Văn Thông 82 tuổi (em của mẹ tôi), sau khi trao đổi với cậu một số việc liên quan đến thân phận và hỏi cậu mấy câu theo kiểu "chụp mũ", cậu Thông đã phải thừa nhận tôi là người thân của ông Hồ Chí Minh và còn phẫn nộ thốt ra một câu nói: Việc tìm lại nguồn cội là một việc làm phù hợp với đạo lý của người Việt Nam, nếu thằng công an nào mà bắt mày về tội xuyên tạc là ông Hồ Chí Minh đang nằm trong lăng cũng phải ngồi bật dậy ngay lập tức!

Như vậy là đã khá rõ ràng và không cần phải chứng minh thêm nữa, tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cần phải giải quyết dứt điểm việc này càng sớm càng tốt, nếu để chậm trễ mà sảy ra việc gì bất lợi cho tôi thì Đảng cộng sản Việt Nam, chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước luật pháp Quốc tế. Chân thành cảm ơn.


 
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu về sự cố máy phát điện GM 2100Kw số 3, tôi xin trích lược lại diễn biến sự việc để mọi người tham khảo:

Ngày 01 tháng 7 năm 2003, lãnh đạo trạm Hóa An có đề xuất cho khởi động các máy phát điện GM2 và GM3, phát điện độc lập riêng biệt cho khu vực trạm Hóa An 1 theo phương thức khởi động đen với mục đích lấy điện tự dùng cho trạm để khởi động các động cơ phụ dịch, các thiết bị điện phục vụ cho sản xuất trong thời gian ngưng hoạt động đã lâu cũng như việc chuẩn bị cho công tác thử đồng vị pha giữa máy và lưới điện sau khi công tác thay cáp ngầm 15Kv được hoàn tất. (việc thay cáp do anh em công nhân Điện lực Biên Hòa thực hiện).

Công việc trên được triển khai thực hiện với sự phối hợp của anh em công nhân tổ sửa chữa và toàn bộ công nhân ca vận hành đương phiên của cả 02 trạm Hóa An1 và Hóa An2 dưới sự chỉ đạo của trưởng trạm và kỹ thuật viên. (Trích bản tường trình cá nhân).
 

Trích biên bản điều tra sự cố ngày 05/9/2003:
Chế độ vận hành trước khi sảy ra sự cố:
Vào ngày 05/6/2003, tổ máy GM số 3 có hoạt động, vận hành mang tải trong 1 giờ 53 phút (từ 18 giờ 01 đến 19 giờ 54) sau đó dừng máy bình thường?

Mô tả diễn biến sự cố và tình trạng hư hỏng thiết bị:
Ngày 06/6/2003. Máy GM3 được huy động phát điện vào 9 giờ 30 phút. Sau khi khởi động (9 giờ 35), tăng tốc độ và kích thích, điều hành viên trực nghe tiếng kêu khác thường ở bạc đạn quạt giải nhiệt diesel và đã cho dừng máy sau đó 10 phút (9 giờ 45)?

Ngày 08/6/2003 khu vực nhà máy GM (trạm Hóa An 1) mất điện hoàn toàn (do sự cố cáp ngầm 15Kv) – 3T và 4T, đến ngày 29/7/2003 mới có điện trở lại.

Vào các ngày 09, 13 và 18 tháng 6. Tổ sửa chữa của trạm tiến hành thay thế bạc đạn của trục truyền động quạt gió giải nhiệt của máy GM số 3.

[ Ngày 01/7/2003 sau khi tổ sửa chữa hoàn chỉnh các công đoạn cuối của công tác thay bạc đạn trục truyền động quạt gió giải nhiệt: Máy GM số 3 khởi động trong điều kiện sau:
* Sau 24 ngày máy dừng hoàn toàn
* Không có điện tự dùng
* Không có các hình thức bôi trơn tiền khởi động
* Sau khi khởi động (9 giờ 15) kiểm tra phát hiện tiếng khua ở bạc đạn phía đầu máy Diesel nên đã ngừng sau đó khoảng 5 phút ( 9 giờ 20). Sau khi máy ngừng, tổ sửa chữa đã tiến hành kiểm tra và phát hiện sự cố tại ổ đỡ số 4.]  

Nếu so sánh nội dung bản tường trình và biên bản điều tra sự cố do đoàn điều tra lập ngày 5/9/2003 có thể nhận ra một vài điểm mâu thuẫn làm sai lệch mục đích và diễn biến sự việc của ngày chạy máy độc lập 01/7/2003 đó là:

01 – Mục đích tổ máy phát điện GM 2100Kw số 03 được khởi động là để bàn giao cho khối vận hành khai thác mà tôi là đại diện sau khi tổ sửa chữa hoàn tất công việc thay bạc đạn quạt giải nhiệt Diesel chứ không phải thực hiện chương trình phát điện độc lập.

02 – Theo bản tường trình của anh Nguyễn Tấn Lộc ghi là: Sau khi hỗ trợ anh Vũ Quân Ngọc Tuấn quay gần 02 vòng cốt máy, tôi được phân công đi nhổ cỏ, việc vận hành máy do anh Tuấn và tổ sửa chữa đảm nhiệm càng khẳng định mục đích chạy máy như ở phần 01.

03 – Việc quay 01 vòng cốt máy nhưng anh Lộc lại ghi là 02 vòng (quay nhiều hơn) trong điều kiện sau 24 ngày máy ngưng hoạt động, không có điện tự dùng, không có các hình thức bôi trơn tiền khởi động là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng lớp xi mạ bạc lót gây tịt lỗ nhớt bôi trơn tại ổ đỡ số 04. (bạc lót mới thay vào tháng 11 năm 2002, vận hành được 48 giờ và trạm Diesel Hóa An đã đánh giá là chất lượng xấu).

04 – Sau khi khởi động, phát hiện tiếng khua nhưng không ngừng máy khẩn cấp mà chờ 05 phút sau mới cho ngừng máy đã dẫn đến tình trạng ổ đỡ số 04 bị phát sinh nhiệt cục bộ làm sự cố phát triển trầm trọng.

05 – Tại mục chế độ vận hành trước khi sảy ra sự cố trong biên bản thiếu trung thực, cố tình làm sai lệch diễn biến sự việc của ngày 05/6/2003 và ngày 06/6/2003. Có lẽ người ta muốn khẳng định sự chậm chạp, thiếu hiểu biết của tôi đã dẫn đến hư hỏng bạc đạn quạt giải nhiệt Diesel máy GM3 (06/6/2003) và tiếp theo đó là ngày 01/7/2003 tính chậm chạp và thiếu hiểu biết đó tiếp tục tái diễn?

Ngoài ra người ta còn tạo cho tôi những tình huống theo kiểu “Nước đến chân mới nhảy” bằng cách thông báo những yêu cầu của Công ty đến tôi rất chậm, thừa những lúc áp lực tâm lý và công việc đè nặng để đưa tôi ký biên bản cũng như làm tờ trình gửi công ty. Tất cả những sự việc nêu trên chắc chắn có sự chứng kiến của công an Việt Nam trong quá trình theo dõi tôi.

Như vậy là sau khi sự cố sảy ra, giá trị tài sản thiệt hại khá lớn kèm thêm một bản lý lịch cá nhân được xếp vào diện thành phần phản động, người ta đã có ý đồ khép cho tôi vi phạm vào mục 4 và 5 Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt “Tờ trình” nên họ đã thuê mướn người theo hành xử tôi nhưng bị công an Việt Nam tóm gọn.

Việc thương lượng giữa Công ty điện lực Đồng Nai và đại diện gia đình dòng họ Vũ tại Hải phòng diễn ra sau đó nên hội đồng kỷ luật của Công ty đã phải dẹp bỏ, còn tôi thì được gia đình dòng họ Vũ khuyên can:

Mày vào trong miền nam lần này cũng phải hiền hiền lại một chút, không chấp nhất với thằng thần kinh ấy làm gì, ăn cơm cũng phải để cho người khác ăn cháo với chứ!
Lời căn dặn trên là của ông Phạm Thanh Bình và ông Hùng (em rể ông Bình, con rể của bà Vũ Thị Tụt)

anhquan1963.wordpress.com/2018/09/04/tong-thong-barack-obama

17 nhận xét:

  1. Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    d) Để che giấu tội phạm khác;
    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
    e) Tái phạm nguy hiểm.
    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Kể từ khi tôi phát hiện ra mình không có cha mẹ (năm 2007) và đang chuẩn bị kế hoạch tìm lại người thân của mình. Đã có dấu hiệu người ta lên kế hoạch tạo ra những sai phạm để khép quan điểm bắt giam tôi với các tội danh sau:
    -
    01- Cẩu thả trong việc vận hành máy phát điện, cố tình hòa điện trong tình trạng tần số máy phát dao động không tăng giảm được có thể dẫn đến sự cố hư hỏng máy phát điện. Tình trạng dao động tần số của cả 02 máy GM1 và GM2 (không sửa chữa được) là nguyên nhân chính dẫn đến việc giải thể trạm Diesel Hóa An1 vào năm 2012.
    02- Gây ẩu đả với lãnh đạo trạm (ông Huỳnh Trung Hải) do có mâu thuẫn trong quá khứ về vụ ông Hải làm sai lệch biên bản điều tra sự cố máy phát điện GM3 công suất 2100Kw vào năm 2003.
    03- Kích động nông dân biểu tình, chống đối trong việc giải tỏa thu hồi đất
    04- Tranh giành phụ nữ, sàm sỡ với phụ nữ trong lúc có men bia rượu
    05- Quan hệ bất chính với cô Đàm Thị Dịu tại Hải Phòng dẫn đến việc thanh toán nhau làm mất uy tín đối với bà con dòng họ Vũ.
    -
    Cũng kể từ năm 2007 tôi đã phải trải qua nhiều áp lực về tâm lý rất nặng nề, áp lực trong công việc và áp lực của kẻ gây rối (ông Huỳnh Trung Hải, lãnh đạo trạm Diesel Hóa An). Đã không ít lần tôi và ông Hải sảy ra cãi vã tưởng chừng dẫn đến ẩu đả đến nỗi ông Hải phải cầu cứu bảo vệ. Còn tôi đã phải 02 lần gửi bản tường trình về phòng tổ chức Công ty (ông Vũ Duy Hoạt) và phòng Công đoàn Công ty điện lực Đồng Nai (bà Võ Thị Quế Anh) để báo cáo lãnh đạo giải quyết, chấn chỉnh cách làm việc của ông Hải và 02 lần xóa án cho tôi về tội bị giảm mức 4 do không hoàn thành nhiệm vụ và bị giảm 30 điểm vận hành an toàn điện do vi phạm văn hóa doanh nghiệp.
    -
    Có một điều kỳ lạ là trong khoảng thời gian bị gây rối, tôi đã phát hiện ra có những kẻ lạ mặt theo sau tôi thẩm tra tính cách và đã tỏ thái độ tức tối khi tôi vẫn giữ được tính cách bản năng (giúp đỡ những người nghèo khổ). Có phải người ta muốn khủng bố tinh thần để làm biến đổi gien di truyền nhưng không đạt được kết quả? Kết luận của khoa học hiện đại sẽ là câu trả lời chính xác.

    Trả lờiXóa
  2. Biên Hòa ngày 19 tháng 8 năm 2003
    Họp trạm Diesel Hóa An
    Thành phần: Trưởng trạm, Kỹ thuật viên, Trưởng ca vận hành, anh em vận hành cơ cụm máy GM 2100kW, đại diện tổ sửa chữa cơ điện.
    Nội dung: tìm hiểu nguyên nhân sự cố hư hỏng bạc lót cổ trục máy GM3
    -
    @ Anh Phan Văn Danh (trưởng trạm): Báo cáo tình trạng hư hỏng máy GM3. Đưa ra một số giả thuyết dẫn đến hư hỏng:
    • Do thiếu nhớt bôi trơn (do máy ngừng lâu không hoạt động)
    • Do áp lực nhớt lên chậm có thể nhồi cần ga
    • Do quá trình quay máy để loại bỏ sự cố thủy kích xy lanh, lớp ba bít (lớp xi mạ bạc lót) bị lột, đùa lên gây tịt lỗ nhớt bôi trơn cho máy
    • Anh Danh khẳng định trước khi khởi động máy, máy quay bằng tay rất nhẹ nhàng
    • Xác định khởi động lần thứ nhất máy không nổ - có kiểm tra toàn diện máy
    • Giờ giấc ghi không thống nhất (do không sửa lại toàn bộ sổ sách) dẫn đến hiểu lầm trong việc tính suất tiêu hao dầu không tải.
    • Đề nghị anh em cho ý kiến đóng góp tìm nguyên nhân hư hỏng.
    @ Anh Kha Tuấn Khải (kỹ thuật viên)
    • Trạm Diesel Hóa An đã không làm tờ trình xin chạy máy gửi Phòng kỹ thuật.
    • Đọc lại nội dung báo cáo sự cố và nội dung biên bản anh Huỳnh Trung Hải - chuyên viên phòng kỹ thuật Công ty Điện lực Đồng Nai lập.
    @ Anh Vũ Quân Ngọc Tuấn (điều hành viên nhóm máy GM)
    • Sau khi sự cố sảy ra, dưới góc nhìn của vận hành viên điện có nhận xét:
    • Sự cố hư hỏng máy GM3 là do anh em có những sai sót cơ bản trong công tác chuẩn bị cũng như trong công việc kiểm tra để phát hiện tiếng động lạ trong máy.
    01 - Công tác chuẩn bị:
    Trước khi đưa tổ máy Diesel vào vận hành trở lại sau một thời gian ngưng hoạt động kéo dài phải lên kế hoạch, lập phương án cụ thể để anh em công nhân có đủ thời gian tham khảo, tìm hiểu và bổ xung những khiếm khuyết của máy Diesel (có dẫn chứng cụ thể).
    02 - Trong công việc kiểm tra để phát hiện tiếng động lạ trong máy anh em còn thiếu tự tin, thiếu tính quyết đoán mà anh em chỉ kiểm tra theo thói quen nghề nghiệp (có dẫn chứng cụ thể)
    03 - Ngoài ra do không lên kế hoạch, lập phương án cụ thể nên công việc triển khai nhân lực trong ca không được thực hiện, khối lượng công việc đã không được phân bổ một cách hợp lý dẫn đến tình trạng người thì làm, người đứng xem (dẫn chứng cụ thể)
    @ Anh Phạm Tấn Lợi (trưởng ca vận hành đương phiên)
    • Do anh em trong ca vận hành phải chuẩn bị chạy máy dưới trạm Hóa An2 nên không thể hỗ trợ. Việc vận hành máy GM chạy độc lập do anh Tuấn và anh Nguyễn Tấn Lộc là đủ.
    @ Anh Phan Văn Danh + anh Phạm Tấn Lợi:
    • Việc đào tạo vận hành điện cũng phải biết vận hành cơ để thay thế cho nhau trong những lúc cần thiết.
    @ Anh Vũ Quân Ngọc Tuấn:
    • Xác nhận đã có thời gian bốn đến năm năm được bố trí làm công tác vận máy (vận hành cơ). Công tác khởi động máy đã thực hiện nhiều lần. Nhắc lại là ngày 01/07/2003 do không phân công cụ thể nên anh em công nhân vận hành trạm Hóa An2 không biết được công việc cần làm trên trạm Hóa An1, kẻ đứng người ngồi, nói chuyện râm ran thiếu hẳn tính tập trung và hoàn toàn không có tư thế chuẩn bị sẵn sàng.

    Trả lờiXóa
  3. @ Anh Kha Tuấn Khải (kỹ thuật viên trạm)
    • Việc phân công nhiệm vụ cụ thể trong ca vận hành do trưởng ca chịu trách nhiệm.
    • Đọc lại bản tường trình của anh Nguyễn Tấn Lộc (vận hành cơ) có ghi: Sau khi hỗ trợ quay máy xong, tôi được phân công đi nhổ cỏ, công việc còn lại do anh Vũ Quân Ngọc Tuấn và tổ sửa chữa đảm nhiệm?
    @ Anh Ngô Văn Bá (Trưởng ca trạm Hóa An2)
    • Do thiếu công tác chuẩn bị, do máy lâu ngày không hoạt động nên sẽ có các khiếm khuyết.
    @ Trong cuộc họp nêu ra câu hỏi:
    • Ngày 01/07/2003 ai đã phân công anh Nguyễn Tấn Lộc công tác nhổ cỏ?
    • Máy GM2 hoạt động 43 phút liên tục ai là người chịu trách nhiệm theo dõi phần máy, trong khi anh Vũ Quân Ngọc Tuấn chịu trách nhiệm về phần điện?
    @ Anh Phan Văn Danh (trưởng trạm Diesel Hóa An)
    • Trước khi chạy máy phát điện độc lập theo phương thức khởi động đen, không ai có ý tưởng tạt nhớt lên cốt máy, cổ trục, cốt cam, cần mổ ... Không nên nói chuẩn bị máy chưa tốt vì sẽ gây bất lợi cho anh em vận hành.
    • Anh Danh có nhắc qua việc máy được khởi động lại lần thứ 3 nhưng xác định lại chỉ khởi động 2 lần và có đưa ra giả thuyết nếu máy GM3 khởi động thêm một lần nữa sẽ dẫn đến hư hỏng khác như dàn bình accu, démarreur chẳng hạn bởi sau khi máy ngừng, quay lại bằng cần quay máy thấy rất nặng.
    • Nhắc nhở anh em vận hành khi chạy máy GM2 chú ý bơm nhớt mồi không bơm được nhớt lên turbo cần phải tìm cách khắc phục.
    @ Anh Kha Tuấn Khải
    • sẽ có trách nhiệm giải trình việc báo cáo chậm về Công ty. Sự cố máy GM3 là sự cố cấp 1 quy định không quá 8 giờ phải báo cáo.
    @ Anh Phạm Tấn Lợi (trưởng ca vận hành):
    • Nhắc lại việc anh Kha Tuấn Khải không có ý kiến gì khi anh Nguyễn Tấn Lộc báo cáo nghe có tiếng lạ phía dây trân quạt giải nhiệt máy GM2 vào ngày 06/08/2003.
    @ Anh Kha Tuấn Khải:
    • Trách nhiệm có giới hạn, nếu anh em cảm thấy không an toàn cho thiết bị thì báo cáo trưởng ca cho ngừng máy.
    @ Anh Phan Văn Danh:
    • Quy định khi máy bị sự cố, tổ sửa chữa cơ điện sửa chữa xong phải tự vận hành để kiểm tra trước khi bàn giao máy cho ca vận hành khai thác. Anh em tổ sửa chữa chỉ có thể nhờ các ca vận hành khởi động giúp nếu chưa có kinh nghiệm.
    • Quy định dù có điện hay không có điện, cứ 10 ngày nếu không chạy máy phải bơm nhớt kiểm tra đường ống chính dẫn nhớt nuôi máy.
    @ Anh Phan Văn Danh đánh giá nguyên nhân sự cố là do:
    • Máy thiếu nhớt bôi trơn
    • Do ma sát lớn làm chảy lớp ba bít (lớp xi mạ bạc lót)
    • Chất lượng bạc lót kém
    • thiếu kinh nghiệm trong công tác khởi động đen
    • Sa pô bị nứt do quá nhiệt
    @ Anh em tổ sửa chữa: Không có ý kiến gì thêm.
    @ Các anh em còn lại: Không có ý kiến gì thêm.
    @ Anh Nguyễn Văn Tùng (Tùng 2): Đọc lại biên bản - phần nguyên nhân dẫn đến hư hỏng.
    @ Anh Vũ Quân Ngọc Tuấn:
    • Yêu cầu ghi lại từ ngữ cho đầy đủ như: "Tiếng khua nhỏ thoáng qua rồi hết hẳn" và đặt câu cho đúng với bản tường trình như: Sau khi kiểm tra và phát hiện có tiếng khua trong máy, trưởng trạm cho ngừng máy để kiểm tra tổng quát, bởi nếu phát hiện tiếng khua, ngừng máy để kiểm tra thì thời gian sẽ chưa đầy 1/2 phút.
    @ Anh Phan Van Danh:
    • Đánh giá hư hỏng và nêu biện pháp khắc phục
    • Báo cáo có nhận được công văn ngày 24/08/2003, trạm Diesel Hóa An sẽ chạy máy độc lập cung cấp 5 Mw cho trạm bơm nước Hóa An - phương thức liên kết, cân bằng công suốt rồi tách lưới. Yêu cầu ca vận hành chuẩn bị tốt 2 máy phát điện, nhiên hượt liệu, vận hành từ 06 giờ đến 12 giờ cùng ngày
    • Yêu cầu các ông trưởng ca vận hành làm bản tường trình về việc máy ngày qua sức tiêu hao dầu quá cao mà bồn DO 400 m3 vẫn thiếu 08 mm dầu.
    Kết thúc.

    Trả lờiXóa
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
    Biên hòa ngày 05 tháng 9 năm 2003
    BIÊN BẢN ĐIỀU TRA SỰ CỐ
    1- Thành phần :
    a) - Đoàn điều tra :
    - Ô Lê Trí Hưng: Phó phòng Kỹ thuật Kỹ thuật an toàn
    - Ô Nguyễn Văn Thái: Trưởng phòng Thanh tra Bảo vệ
    - Ô Lâm Thanh Trì: Chuyên viên phòng Điều độ
    - Ô Huỳnh Trung Hải: Chuyên viên phòng Kỹ thuật (phụ trách điều tra sự cố)
    - Ô Phan Văn Danh: Trưởng trạm Diesel Hóa An
    - Ô Kha Tuấn Khải: Kỹ thuật viên trạm Diesel Hóa An
    b) - Các bộ phận có liên quan của trạm Hóa An
    - Ô Phạm Đức Hiệp: Tổ trưởng tổ sửa chữa cơ điện
    - Ô Phạm Tấn Lợi: Trưởng ca vận hành (ngày 01/7/2003)
    - Ô Vũ Quân Ngọc Tuấn: Điều hành viên bảng điện nhóm máy GM (ngày 01/7/2003)
    2- Nơi sảy ra sự cố:
    Ổ đỡ (trục khuỷu) số 4 của tổ máy phát điện GM 2100 kw số 3 trạm Diesel Hóa An
    3- Ngày, giờ sảy ra sự cố:
    Vào khoảng 9 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2003
    4- Thời tiết lúc sảy ra sự cố:
    Bình thường
    5- Chế độ hoạt động, vận hành trước khi sảy ra sự cố:
    * Vào ngày 05/6/2003, tổ máy GM số 3 có hoạt động, vận hành mang tải trong 1 giờ 53 phút (từ 18 giờ 01 đến 19 giờ 54) Sau đó dừng máy bình thường.
    6- Mô tả đầy đủ diễn biến sự cố và tình trạng hư hỏng thiết bị:
    a. Mô tả diễn biến sự cố:
    - Ngày 06/6/2003. Máy GM3 được huy động phát điện vào 9 giờ 30 phút. Sau khi khởi động (9 giờ 35), tăng tốc độ và kích thích, điều hành viên trực nghe tiếng kêu khác thường ở bạc đạn quạt giải nhiệt diesel và đã cho dừng máy sau đó 10 phút (9 giờ 45)
    - Ngày 08/6/2003 khu vực nhà máy GM (trạm Hóa An 1) mất điện hoàn toàn (do sự cố cáp ngầm 15Kv) – 3T và 4T, đến ngày 29/7/2003 mới có điện trở lại.
    - Vào các ngày 09, 13 và 18 tháng 6. Tổ sửa chữa của trạm tiến hành thay thế bạc đạn của trục truyền động quạt gió giải nhiệt của máy GM số 3.
    [[ - Ngày 01/7/2003 sau khi tổ sửa chữa hoàn chỉnh các công đoạn cuối của công tác thay bạc đạn trục truyền động quạt gió giải nhiệt: Máy GM số 3 khởi động trong điều kiện sau:
    * Sau 24 ngày máy dừng hoàn toàn
    * Không có điện tự dùng
    * Không có các hình thức bôi trơn tiền khởi động
    * Sau khi khởi động (9 giờ 15) kiểm tra phát hiện tiếng khua ở bạc đạn phía đầu máy Diesel nên đã ngừng sau đó khoảng 5 phút ( 9 giờ 20). Sau khi máy ngừng, tổ sửa chữa đã tiến hành kiểm tra và phát hiện sự cố tại ổ đỡ số 4.]]
    b. Tình trạng hư hỏng thiết bị:
    + Ổ đỡ số 4
    * Bệ ổ đỡ (nửa trên – hàn vào lốc máy) : Bị vướng, khuất nên chưa kiểm tra được
    * Nắp ổ đỡ (nửa dưới – số chế tạo 2068 A 1) : Đã hư hỏng do bị nứt, vết nứt phát triển từ góc trái của nắp; Trên mặt lắp ghép với bệ, vết nứt ở gần và kéo dọc theo đường xuyên tâm của hai lỗ gu-rông, đến khoảng giữa hai lỗ; Ở mặt ngoài, vết nứt dài khoảng 120mm và trải rộng gần 2/3 bề bản nắp.
    * Trục khuỷu ; Khả năng hư hỏng do quá nhiệt chưa đánh giá được; Riêng cổ trục số 4 sau khi trạm Hóa An đánh bóng lại thấy có một số vết sước sọc; Trạm cũng đã thử bằng thuốc thử màu không thấy vết nứt;
    * Cặp bạc lót (của ổ đỡ số 4): Đã hư hỏng hoàn toàn
    * Miếng bạc dưới (lower) bị chảy lột hết lớp hợp kim chịu ma sát đóng thành cục ở cạnh bạc, lớp lót thứ hai bằng đồng cũng bị hư tróc nhiều chỗ.
    * Miếng bạc trên (upper) hư hỏng nặng hơn, lớp lót thứ hai bằng đồng bị chảy lột thành miếng loe ra hai bên cạnh dọc bạc và che lỗ nhận nhớt bôi trơn.

    Trả lờiXóa
  5. 7- Số liệu chủ yếu về lý lịch thiết bị hư hỏng :
    * Tổ máy GM số 3 được chế tạo năm 1968, lắp đặt và đưa vào vận hành tại trạm Hóa An từ năm 1970, đến ngày 01/7/2003 đã hoạt động tích lũy được 33.124 giờ.
    * Tổ máy GM số 3 vừa được sửa chữa lớn vào tháng 11/2002 do trạm Hóa An tự thực hiện, đến ngày 01/7/2003 đã hoạt động được 48 giờ kể cả 24 giờ chạy nghiệm thu tổng hợp.
    * Về công trình sửa chữa lớn tổ máy GM số 3 năm 2002, trạm Hóa An xác nhận có thay bạc lót dưới của ổ đỡ số 4 (bảng xác nhận khối lượng thực hiện lập ngày 10/12/2002); Tuy nhiên trong chương trình chạy nghiệm thu do trạm lập ngày 20/11/2002 lại ghi nhận bạc lót dưới được thay cho ổ đỡ số 8, 12 và do đó các bước kiểm tra bạc lót trong chương trình nghiệm thu đã xác lập cho hai ổ đỡ này mà không đề cập đến ổ đỡ số 4. Trạm Hóa An cũng không có biên bản hay ghi nhận nào về việc kiểm tra, đánh giá bạc lót của ổ đỡ số 4 kể từ khi lắp vào máy.
    8- Đặc điểm và tình hình của các thiết bị bảo vệ.
    - Không có tín hiệu và tác động của hệ thống bảo vệ.
    9- Xác định nguyên nhân sự cố:
    - Sự cố ổ đỡ cổ trục số 4 phát sinh từ hư hỏng của bạc lót; Bạc bị lột làm tăng ma sát dẫn đến cháy bạc và gây quá nhiệt cục bộ ổ đỡ.
    + Nguyên nhân gây hư hỏng bạc lót:
    - Bạc mới thay vào sử dụng nhưng không có kiểm tra, theo dõi nên không đánh giá được chất lượng và tình trạng kỹ thuật.
    - Động cơ vận hành trong điều kiện không đảm bảo bôi trơn tiền khởi động.
    10 - Phân loại cấp sự cố:
    - Sự cố cấp I; Nguyên nhân chủ quan.
    11- Ước giá trị thiệt hại:
    - Chưa đủ cơ sở để xác định.
    12- Biện pháp khắc phục sự cố:
    - Tháo rã toàn bộ động cơ Diesel; Lật lốc máy.
    - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cổ trục số 4 (bề mặt làm việc, các kích thước, độ co bóp) và độ đồng tâm các cổ trục.
    - Lựa chọn một nắp ổ đỡ của lốc máy khác để thay thế (không có phụ tùng mới)
    - Kiểm tra thẳng hàng bệ ổ đỡ:
    - Nếu còn trong cho phép: Chỉ phay hạ răng (định vị) của nắp ổ đỡ thay thế và doa đồng tâm ổ đỡ số 4.
    - Nếu vượt quá mức cho phép: Phải phay hạ răng 12 nắp ổ đỡ và doa đồng tâm 12 ổ đỡ.
    13- Kết luận và kiến nghị của đoàn điều tra:
    a)- Kết luận:
    - Sự cố ổ đỡ số 4 của tổ máy GM số 3 phát sinh từ các tồn tại sau:
    - Trong quá trình sửa chữa lớn, hồ sơ kỹ thuật và các bước kiểm tra đánh giá của đơn vị thi công (trạm Hóa An) chưa đúng và đủ so với nội dung và khối lượng thực hiện.
    - Cách thức vận hành của trạm vào ngày sảy ra sự cố (khởi động đen – Black start) không có trong quy trình vận hành và trong các tài liệu kỹ thuật; Không có yêu cầu từ phía Công ty và điện lực Biên Hòa (là đơn vị đang thi công thay cáp ngầm 15Kv – 3T và 4T của trạm Hóa An).
    - Ngoài ra còn có các tồn tại trong công tác cập nhật và báo cáo về tình hình vận hành gây khó khăn cho quá trình điều tra sự cố như:
    - Sự cố tổ máy GM số 3 đã được kiểm tra và xác định vào ngày xảy ra (01/7), trạm Hóa An đã không khai báo theo quy định mà tự sửa chữa khắc phục; Đến khi vượt quá khả năng giải quyết mới báo cáo về Công ty (06/8);
    - Sổ ghi nhận bất thường, giao nhận ca không có ghi nhận chi tiết nào về diễn tiến của sự cố.
    - Sổ theo dõi sự cố : Không có.
    - Báo cáo sản xuất (ngày 01/7) : Tổng hợp thời gian chạy máy không đúng với số liệu vận hành.
    - Sau khi sự cố sảy ra, trưởng trạm có chỉ đạo cho điều hành viên sửa đổi thời gian hoạt động của máy đã ghi trong nhật ký vận hành.
    b- Kiến nghị:
    + Với lãnh đạo Công ty:
    - Có ý kiến về việc sửa chữa, phục hồi tổ máy GM số 3.
    - Có biện pháp ngăn ngừa việc vi phạm quy định điều tra, khai báo sự cố tại trạm Hóa An. (đây là lần thứ tư Công ty ghi nhận trạm Hóa An không khai báo sự cố theo quy định)
    + Với trạm Hóa An:
    - Phải thực hiện đúng theo quy định về điều tra, khai báo sự cố và các quy trình quy phạm về vận hành, sửa chữa các máy phát điện.
    - Củng cố công tác ghi nhận, bàn giao, báo cáo trong vận hành.
    - Rút kinh nghiệm trong việc tổ chức, thực hiện các công trình sửa chữa lớn.
    - Trình duyệt để thực hiện “phương án nhằm đảm bảo điều kiện bôi trơn tiền khởi động cho các tổ máy GM trong phương thức vận hành hiện nay”

    Trả lờiXóa
  6. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

    Biên hòa ngày 18 tháng 9 năm 2003
    TỜ TRÌNH
    Kính gửi: Phòng kỹ thuật Công Ty Điện lực Đồng Nai
    Đoàn điều tra sự cố hư hỏng máy GM 2100 Kw số 3 tại trạm Diesel Hóa An
    Nguyên vào ngày 05 tháng 9 năm 2003, đoàn điều tra sự cố gồm các ông đại diện phòng kỹ thuật – kỹ thuật an toàn, phòng thanh tra bảo vệ, phòng điều độ phối hợp cùng lãnh đạo trạm Diesel Hóa An và các bộ phận có liên quan của trạm, tiến hành điều tra sự cố hư hỏng máy GM 2100 kw số 3 tại trạm Diesel Hóa An sảy ra vào ngày 01 tháng 7 năm 2003.
    Sau khi xem lại biên bản điều tra sự cố do đoàn điều tra lập vào ngày 05 tháng 9 năm 2003 để ký nhận nội dung biên bản, xét thấy một số điểm cần xác định lại rõ ràng , cụ thể hơn vì từ ngữ ghi chưa đầy đủ, cách đặt câu còn thiếu từ ngữ chưa đúng với nội dung trong bản tường trình cá nhân, vị trí các câu văn đã được hoán đổi thứ tự.
    Để tránh trường hợp câu văn được hiểu theo nghĩa khác, tránh trường hợp gây ảnh hưởng đến công nhân khối vận hành cũng như công nhân tổ sửa chữa và tránh tạo ra sự bất hợp lý cho chính những đại diện tham gia trong công tác điều tra. Xin được xác định lại và điều chỉnh một số mục cụ thể sau:
    1- Tại mục số 3 (ngày giờ sảy ra sự cố) trong biên bản ghi:
    Vào khoảng 09 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2003; nay xin được điều chỉnh lại là vào khoảng 09 giờ 20 phút ngày 01 tháng 7 năm 2003
    Lý do: Vào khoảng 08 giờ 30 phút ca vận hành nhận được lệnh chuẩn bị máy chạy độc lập, nếu như khoảng 09 giờ sảy ra sự cố thì thời gian 30 phút đó không đủ cho ca vận hành thực hiện các công tác chuẩn bị như: Quay hơn một vòng cốt máy, đưa hai máy cắt D2 và D3 vào vị trí sẵn sàng, đóng các cầu dao liên quan, kiểm tra mối nối cọc bình accu … và nhất là trong bản tường trình của anh Nguyễn Tấn Lộc có ghi (quay gần hai vòng cốt máy) thì khoảng thời gian 30 phút lại càng không đủ cho công tác chuẩn bị máy của ca vận hành.
    Trong bản tường trình của anh Nguyễn Tấn Lộc có ghi là sau khi hỗ trợ anh Vũ Quân Ngọc Tuấn quay gần hai vòng cốt máy, tôi được phân công đi nhổ cỏ, việc vận hành máy do anh Tuấn và tổ sửa chữa đảm nhiệm.
    Vậy ai đã phân công anh Lộc đi nhổ cỏ trong khi máy đang vận hành và 43 phút máy GM2 hoạt động, ai là người theo dõi ngoài máy cũng chưa được đoàn điều tra xem xét.

    Trả lờiXóa
  7. 2- Tại mục 5 (chế độ vận hành trước khi sảy ra sự cố) trong biên bản có ghi: vào ngày 05 tháng 6 năm 2003. Tổ máy GM số 3 có hoạt động, vận hành mang tải trong 1 giờ 53 phút (từ 18 giờ 01 phút đến 19 giờ 54 phút) sau đó dừng máy bình thường.
    Nhận xét mục 5 không đúng với diễn biến sự việc của ngày 05 tháng 6 năm 2003, gây ảnh hưởng cho anh em công nhân ca vận hành 2 vì trong lúc vận hành, anh em có phát hiện tiếng kêu tại dây trân quạt giải nhiệt của cả hai máy GM2 và GM3. Có ghi nhận trong sổ hiện tượng bất thường với nội dung: Sửa chữa kiểm tra, cân lại dây trân quạt giải nhiệt D2, D3 của ca 2 vận hành ngày 05 tháng 6 năm 2003.
    3- Tại mục 6 điểm a (mô tả diễn biến sự cố) trong biên bản có ghi: Ngày 06 tháng 6 năm 2003, máy GM3 được huy động phát điện vào lúc 09 giờ 30 phút. Sau khi khởi động (09 giờ 35) tăng tốc độ và kích thích, điều hành viên trực nghe tiếng kêu khác thường ở bạc đạn quạt giải nhiệt Diesel và đã cho dừng máy sau đó 10 phút (09 giờ 45)
    Nhận xét điểm a mục 6 chưa chính xác gây ảnh hưởng cho anh em công nhân tổ sửa chữa vì ngày 06 tháng 6 năm 2003, anh em công nhân tổ sửa chữa cùng kỹ thuật viên có yêu cầu cho khởi động các máy phát điện GM2 và GM3 để kiểm tra như nội dung báo cáo của ca vận hành 2 ngày 05 tháng 6 năm 2003. (Tổ sửa chữa có ghi nhận lại vào sổ hiện tượng bất thường). Máy GM2 được khởi động để kiểm tra dây trân quạt giải nhiệt vào lúc 09 giờ 26 phút, đến 09 giờ 30 phút thì nhận được lệnh yêu cầu chạy máy của phòng điều độ (Biên Hòa khu). Do xác định không có gì trở ngại nên tổ sửa chữa và kỹ thuật viên cho phép hoạt động mang tải
    Máy GM3 được khởi động lúc 09 giờ 35 phút để kiểm tra tương tự như máy GM2 (có tăng tốc đóng kích thích theo yêu cầu của kỹ thuật viên). Anh em tổ sửa chữa và điều hành viên cùng nghe thấy tiếng kêu khác thường ở bạc đạn quạt giải nhiệt Diesel và anh Khải kỹ thuật viên đã yêu cầu ngừng máy (09 giờ 45 phút).
    *** Vẫn biết rằng chữ và nghĩa đi chung nhau, đôi khi trong cách viết văn thường bỏ bớt chữ nhưng không nên làm lệch nghĩa vì như vậy sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc.
    4- Trong câu cuối cùng của điểm a mục 6 có ghi:
    Sau khi khởi động (09 giờ 15), kiểm tra phát hiện tiếng khua ở bạc đạn phía đầu máy Diesel nên đã ngừng máy sau đó khoảng 05 phút (09 giờ 20). Sau khi máy ngừng, tổ sửa chữa đã tiến hành kiểm tra và phát hiện sự cố tại ổ đỡ số 4.
    *** Xét nguyên văn câu trên thấy thiếu từ ngữ. Vị trí các câu văn bị hoán đổi, không xác định đúng sự việc như trong bản tường trình cá nhân đã nêu. Có thể tóm tắt như sau:
    Sau khi khởi động lần 2 (không xác định được giờ) và khi máy nổ hoàn toàn, điều hành viên phát hiện tiếng khua nhỏ, thoáng qua rồi hết hẳn nơi phía ổ bợ trục đầu máy Diesel. Điều hành viên có báo cáo hiện tượng cho trưởng trạm và anh em công nhân tổ sửa chữa cùng tiến hành kiểm tra tiếng lạ. Sau khi kiểm tra và xác định có tiếng khua trong máy, trưởng trạm yêu cầu cho ngừng máy để kiểm tra tổng quát.
    5- Tại điểm a mục 13 phần kết luận của đoàn điều tra có ghi: Sổ ghi nhận bất thường, giao nhận ca không có ghi nhận chi tiết nào về diễn tiến của sự cố, gây khó khăn cho quá trình điều tra sự cố nhưng: Những chi tiết trong sổ ghi nhận bất thường ngày 05 tháng 6 và ngày 06 tháng 6 năm 2003 đã không được đoàn điều tra xem tới.
    Dựa trên bản tường trình cá nhân, đoàn điều tra có hỏi một số câu kỹ thuật nhưng lại không dựa trên bản tường trình cá nhân để mô tả diễn biến sự cố một cách cụ thể, mà lại lấy nguyên văn trong sổ nhật ký vận hành (không ghi nhận chi tiết cụ thể) e rằng sẽ gây khó khăn cho hội đồng kỷ luật cũng như đã gây khó khăn cho quá trình điều tra như phần kết luận đã nhận định
    Trên đây là những nhận xét của điều hành viên bảng điện nhóm máy GM ngày 01 tháng 7 năm 2003. Kính mong được xem xét và có lời phúc đáp chân tình từ phía phòng kỹ thuật và đoàn điều tra. Xin nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn.
    Điều hành viên bảng điện
    Vũ Quân Ngọc Tuấn (đã ký)

    Trả lờiXóa
  8. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
    Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
    Biên Hòa ngày 15 tháng 01 năm 2008
    Bản Tường Trình
    Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai
    ------------ Ông Trưởng phòng Tổ chức Lao động
    Tôi tên là Vũ Quân Ngọc Tuấn, là công nhân vận hành điện trạm phát điện Hóa An (cụm máy GM 2100Kw - trạm phát điện Diesel Hóa An1)
    Nay tôi làm bản tường trình này tường trình một việc như sau:
    Nguyên vào ngày 08 tháng 11 năm 2007 trạm Hóa An có tiếp nhận dầu vào bồn DO 400 m3
    Vào ngày 09 tháng 11 năm 2007 khi đo dầu kiểm tra để nhận ca trực, tôi phát hiện thiếu khoảng 200 lít dầu trên bồn. Như thường lệ, tôi báo cáo số liệu nhận ca cho anh Phạm Tấn Lợi (tổ trưởng tổ vận hành) biết để cập nhật vào sổ.
    Vào đêm 09 tháng 12 năm 2007, có kẻ nào đó trong tổ vận hành đã lén lút lấy sổ giao nhận ca của trạm Hóa An1 bỏ vào tủ cá nhân của anh Lê Văn Bê ở dưới trạm Hóa An2.
    Ngày 11 tháng 12 năm 2007, tại buổi họp sản xuất trạm. Anh Phạm Tấn Lợi xin được làm bản tường trình cho tập thể tổ vận hành mà anh đã xin với ông Huỳnh Trung Hải (phụ trách trạm) trước đó.
    Vụ việc trên đã được phụ trách trạm đồng ý và xử lý bằng hình thức giảm tôi 05 điểm vận hành an toàn do để thất lạc tài sản của trạm.
    Vào khoảng 07 giờ 45 phút sáng ngày 30 tháng 12 năm 2007, sau khi nhận ca trực xong và thực hiện một số công việc. Tôi có đem chiếc võng bằng vải dù do trạm trang bị cho công nhân nằm nghỉ ra mắc tại sân ngắt điện gần cửa ra vào phòng điều hành để chờ đến giờ huy động chạy máy phát điện. Ông Huỳnh Trung Hải (phụ trách trạm) lặng lẽ bước vào phòng điều hành ghi vào sổ nhật ký vận hành là tôi và anh Nguyễn Văn Dũng (công nhân vận hành cơ) đang nằm võng. Riêng tôi vi phạm mắc võng nằm trong trạm cắt?
    Cũng cần đính chính lại rằng trạm cắt Hóa An là trạm không người trực, luôn được khóa cửa cẩn thận, do đơn vị Điện lực Biên Hòa quản lý và trạm cắt nằm trong khuôn viên trạm Diesel Hóa An2.
    Vào ngày 11 tháng 01 năm 2008, tại buổi họp sản xuất trạm, ông Huỳnh Trung Hải đề xuất giảm tôi xuống mức 4 hoàn thành nhiệm vụ với lý do vi phạm an toàn điện, cộng với hai lỗi làm thất lạc sổ giao nhận ca và không làm bản tường trình vụ việc? trong khi hai lỗi trên đã được xử lý tại buổi họp sản xuất trạm ngày 11 tháng 12 năm 2007 bằng hình thức giảm tôi 05 điểm vận hành an toàn điện do để thất lạc tài sản của trạm.
    Cũng cần phải nhắc lại là tại cuộc họp của tổ vận hành và tại cuộc họp phối hợp giữa tổ vận hành cùng với công đoàn trạm ngày 18 tháng 12 năm 2007. Anh Phạm Tấn Lợi vẫn một mực khăng khăng xin đại diện làm một bản tường trình chung cho tổ vận hành mà anh quản lý. Cũng trong cuộc họp này, Anh Mai Văn Bé, công nhân vận hành điện tại trạm Hóa An2 đã khẳng định nhìn thấy anh Phạm Tấn Lợi cầm một cuốn sổ màu trắng, giống như sổ giao nhận ca tiến thẳng về phía tủ của anh Lê Văn Bê vào buổi sáng ngày 10 tháng 12 năm 2007.
    Cũng tại cuộc họp giữa tổ vận hành phối hợp công đoàn trạm ngày 18 tháng 12 năm 2007. Sau khi tôi nêu ý kiến thắc mắc tại sao trên nhóm máy GM gổm 3 máy GM 2100Kw chỉ có hai người phụ trách chung một ca trực. Tài sản của trạm phải cùng nhau quản lý, khi người này đi công tác hoặc theo học bồi huấn tại Công ty thì người kia phải trông coi và ghi chép sổ sách. Khi để thất lạc sổ, bị kẻ xấu mang giấu đi chỗ khác thì cả hai công nhân đều phải bị trừ điểm để nâng cao ý thức trách nhiệm chứ tại sao chỉ mình tôi bị trừ 05 điểm vận hành an toàn thì ông Huỳnh Trung Hải - Phụ trách trạm Hóa An lại đưa ra nhận xét:
    Để trạm xem xét lại, sắp xếp cho anh Vũ Quân Ngọc Tuấn chuyển công tác khác.
    Trên đây là bản tường trình của tôi. Kính mong được xem xét để tránh làm ảnh hưởng đến công tác vận hành điện cũng như ảnh hưởng đến tâm lý và vật chất của người lao động.
    Bản tường trình gửi ông Vũ Duy Hoạt
    Trưởng phòng Tổ chức Lao động Cty

    Trả lờiXóa
  9. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
    Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
    Biên Hòa ngày 21 tháng 10 năm 2009
    Bản Tường Trình
    Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai
    ------------ Ông Trưởng phòng Tổ chức Lao động
    -- Thường vụ Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai
    Tôi tên là Vũ Quân Ngọc Tuấn, là công nhân vận hành điện trạm phát điện Hóa An (cụm máy GM 2100Kw - trạm phát điện Diesel Hóa An1)
    Nay tôi làm bản tường trình này tường trình một việc như sau:
    Nguyên vào ngày 22 tháng 06 năm 2009, trạm phát điện Hóa An có nhận được công văn số 50/QĐ 540/ĐN9 quy định về việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.
    Ngày 10 tháng 07 năm 2009 CBCNV trạm Hóa An nhận được thông báo liên tịch số 18/TBLT - DHA - CDDHA về việc triển khai thực hiện văn hóa doanh nghiệp.
    Tại điều 21: Khu vực để phương tiện (xe hai bánh)
    Trạm quy định xe hai bánh phải để trong nhà để xe (bên cạnh phòng làm việc của tổ sửa chữa cơ điện) và khu vực phía sau phòng bảo vệ.
    Tuy nhiên quy định lại được phép đưa xe hai bánh vào khu vực sản xuất điện trong trường hợp như: Chở vật tư, dụng cụ nặng, cồng kềnh để phục vụ cho công tác và có tình huống khẩn cấp, xử lý sự cố (có thể kể cả cháy nổ?).
    Quy định trên đã được CBCNV trạm Hóa An thực hiện nghiêm túc, nhưng do mới áp dụng nên vẫn còn một số anh em công nhân chưa quen, đã chạy thẳng xe lên trên trạm Hóa An1 nhưng rồi lại đưa xe quay trở lại nhà để xe ngay (dưới trạm Hóa An2)
    Thông thường như thường lệ. Cứ khoảng 11giờ 40 phút, sau khi ra ngoài ăn cơm trưa xong, tôi có chạy xe lên trạm Hóa An1 (không phải khu vực sản xuất điện do 3 máy GM 2100Kw hư hỏng hoàn toàn) để giao xe cho anh Ngô Văn Bá - công nhân chung ca trực đi ăn cơm. Ông Huỳnh Trung Hải - phụ trách trạm đã bắt gặp, ghi nhận lại và đem ra cuộc họp sản xuất trạm ngày 13 tháng 10 năm 2009, xử lý tôi bằng cách giảm 30 điểm vận hành an toàn điện bất chấp những ý kiến đóng góp của những người tham dự cuộc họp. Trong khi anh Phạm Đình Chiến, công nhân vận hành cơ (nhóm máy GM 2100Kw) lại được ông Huỳnh Trung Hải nhắc nhở (không xử lý giảm thưởng) về việc không đưa xe hai bánh vào nhà để xe?
    Thiết nghĩ rằng trạm Diesel Hóa An quy định được phép xử dụng xe hai bánh làm phương tiện chở vật tư, dụng cụ nặng, cồng kềnh và có lẽ làm phương tiện di chuyển khi có tình huống khẩn cấp (có thể là cháy nổ, lũ lụt) sảy ra và xử lý sự cố, ban đêm anh em công nhân đưa xe lên trạm Hóa An1, đưa vào gian máy Hóa An2 (khu vực sản xuất điện) liệu có vi phạm quy trình an toàn? trong khi việc này trạm lại có văn bản cho phép (ban đêm xe hai bánh muốn để ở đâu thì để).
    Đã rất nhiều lần phụ trách trạm có những nhận xét quy trách nhiệm nhằm giảm lương, thưởng của tôi một cách tùy tiện (không sao hiểu nổi) và cũng đã có một lần trạm gửi biên bản về Công ty, hạ tôi xuống mức 4 hoàn thành nhiệm vụ về việc làm mất tài sản của trạm (sổ giao nhận ca), sau khi tôi có những ý kiến đóng góp xây dựng thì trạm lại hăm dọa chuyển công tác khác?
    Những việc làm trên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng sức khỏe tinh thần cũng như gây tâm lý bất ổn cho người lao động.

    Trả lờiXóa
  10. Ngoài ra việc trạm đưa ra giả định tình huống trong kỳ kiểm tra an toàn điện vừa qua (phần thực hành) đã không lường trước được tính chất nguy hiểm cho người lao động.
    Việc cứ để công nhân (anh Phan Văn Triệu) mang găng, ủng cách điện cao thế (loại cao su cứng, dày), đeo dây da an toàn, mang vác theo bộ dây tiếp địa, leo lên thang tre di động, trèo qua vách tường của gian máy, với tay làm tiếp địa cho bộ đèn thủy ngân phía trên cao. Do chân mang ủng cách điện cao thế nên rất dễ sảy ra trượt chân ngã cao, hai tay mang găng cách điện cao thế có thể sẽ không bấu víu vào đâu được nhất là phải mang thêm bộ tiếp đất lưu động, trong khi đã có sự đóng góp ý kiến của tôi với phụ trách trạm ngay từ khi anh Triệu chuẩn bị phần thi thực hành của mình.
    Việc trạm quy định việc giao nhận ca bao gồm: Đo dầu, nhớt; Kiểm tra sổ sách, tài sản trong trạm phải thực hiện đúng trang phục bảo hộ lao động. Đặt tình huống nếu sảy ra cháy, người lao động tham gia chữa cháy mà không thực hiện đúng trang phục bảo hộ lao động, nếu trạm bắt gặp coi như vi phạm!
    Cũng theo nguồn tin từ phía người lao động, phụ trách trạm đã xử dụng máy ảnh cá nhân, ghi lại hình ảnh một số khu vực chưa thực hiện tốt công việc vệ sinh lao động, treo lên công khai cho người lao động biết, kể cả việc công nhân đi trên đường thấy chiếc lá vàng rơi, không biết nhặt lên bỏ vào sọt rác cũng được đưa ra chỉ trích là thiếu ý thức đã tạo nên phản ứng từ phía người lao động. Đã có một số trường hợp công nhân tỏ ra biểu hiện xa lánh lãnh đạo.
    Việc này đáng lẽ ra lãnh đạo trạm nên đóng góp cùng công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên có lẽ sẽ hợp lý hơn.
    Trên đây là một số sự việc sảy ra tại trạm Diesel Hóa An. Kính mong ban lãnh đạo Công ty xem xét để tránh phát sinh tiêu cực trong người lao động, có thể dẫn đến tai nạn lao động do tâm lý không ổn định cũng như việc tạo ra những cú sốc không đáng có dẫn đến việc người lao động vi phạm nội quy kỷ luật lao động do bất ổn tâm lý, buồn chán có thể dẫn đến việc xúc phạm nhân phẩm, thân thể lẫn nhau.
    Vũ Quân Ngọc Tuấn - Gửi Đ/C Võ Thị Quế Anh
    Chủ tịch CĐ Công ty Điện lực Đồng Nai
    -
    Xem lại vụ việc của tôi bắt đầu từ năm 2003 khi sự cố máy phát điện sảy ra tại đơn vị công tác. Do thiệt hại về tài sản lên đến hàng tỷ VND và máy không có khả năng phục hồi, sửa chữa sau sự cố nên tôi có gửi tờ trình về phòng kỹ thuật Công ty và đoàn điều tra sự cố, yêu cầu làm sáng tỏ diễn biến sự việc, nội dung công việc, cách thức vận hành trước và trong ngày sảy ra sự cố để tìm nguyên nhân kỹ thuật và người gây nên sự cố, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để ngăn ngừa những vi phạm tái diễn

    Việc làm của tôi liệu có phải là hành động gây bức xúc cho phòng kỹ thuật Công ty Điện lực Đồng Nai, cho đoàn điều tra sự cố?
    Việc người ta thuê mướn người ngoài Công ty theo tôi hành xử theo kiểu đâm thuê, giết thuê nhưng chưa thực hiện được công việc có thể xem là tội cố ý giết người?
    Việc làm của tôi liệu có liên quan đến việc: Ăn cơm cũng phải để cho người khác ăn cháo! Vào miền nam lần này cũng phải hiền hiền lại một chút. Không chấp nhất với thằng thần kinh ấy làm gì như những lời căn dặn của anh em dòng họ Vũ tại Hải Phòng?
    Việc Công ty Điện lực Đồng Nai điều động “thằng thần kinh”, kẻ làm sai lệch diễn biến sự việc trong biên bản điều tra sự cố máy phát điện trở về trực tiếp lãnh đạo tôi (năm 2007), nhiều lần sảy ra cãi vã tưởng chừng dẫn đến ẩu đả, cắt giảm lương thưởng tùy tiện khiến Công ty phải nhiều lần can thiệp sau khi thụ lý đơn khiếu nại của tôi có thể xem là hành động cố ý tái phạm hành vi giết người thông qua việc tạo ức chế về tâm lý?

    Trả lờiXóa
  11. Kính gửi lãnh đạo Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai
    Vào tháng 10 năm 2009 tôi có đến Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đồng Nai để gửi bản tường trình yêu cầu lãnh đạo Công ty cần phải xử lý ông Huỳnh Trung Hải, phụ trách trạm Diesel Hóa An vì đã có hành vi giảm thưởng tôi một cách tùy tiện do thiếu hiểu biết.
    Khi vào đến cổng Công ty, tôi đã gặp nhân viên phòng Công đoàn tên Diễm và cô đã đưa tôi vào phòng để trao đổi thân mật nhân tiện thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như vai trò của chiếc cầu nối giữa Đảng và người lao động.
    Sau khi đọc bản tường trình với một tâm trạng không vui được thể hiện qua gương mặt, cô đã rót nước mời tôi uống và nhẹ nhàng nói với tôi những câu an ủi:
    - Anh cứ để việc này cho em xử lý, em sẽ photocopy ra làm nhiều bản gửi các phòng ban giúp anh, anh không cần phải về Công ty nữa!
    Lòng mừng khấp khởi như đã gặp được phao cứu sinh, một phụ nữ tuyệt vời có tấm lòng nhân ái đã khiến tôi trút bỏ được bao phiền muộn đeo đẳng trong người. Chúng tôi đã trao đổi với nhau một vài đề tài có liên quan đến gia đình, quê hương bản quán, chuyện chồng con theo kiểu:
    Em ở nơi nào bán chiếu gon.
    Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn.
    Xuân xanh ước được bao nhiêu tuổi.
    Đã có chồng chưa được mấy con?
    Cuộc trao đổi của chúng tôi kéo dài khoảng 45 phút, khi từ giã cô để ra về thì sảy ra một chuyện không vui.
    Đó là việc một bà lao công quét rác của Công ty đẩy của kính bước vào phòng Công đoàn với ánh mắt tức tối nói với cô Diễm như ra lệnh, yêu cầu cô ra bên ngoài có chút việc riêng.
    Khoảng 3 phút sau cô quay trở lại nhìn tôi với ánh mắt lo lắng, báo với tôi là Công ty đã hết giấy khổ A3 phiền tôi ra ngoài photocopy bản tường trình của mình thành 4 bản sao?
    Điều đáng nói ở đây là tại sao bà lao công quét rác của Công ty lại biết được cuộc trò chuyện của chúng tôi? Biết được cô Diễm sẽ giúp tôi photocopy bản tường trình mà gọi cô ra ngoài báo là Công ty hết giấy, trong khi cửa phòng Công đoàn đóng kín và ... sân chơi chỉ có hai người?
    Sau khi ra ngoài cổng công ty để copy bản tường trình, tôi trở lại phòng Công đoàn thì gặp Diễm với gương mặt lo lắng, bồn chồn như vừa bị ai đó cảnh cáo và … Cô đã không giúp tôi chuyển bản tường trình đến các phòng ban nữa, tất cả mọi việc đều phải chờ chị Quế Anh chủ tịch công đoàn Công ty đi công tác về xử lý!
    Không những thế cô còn yêu cầu tôi phải điện thoại báo ngay cho chị Quế Anh biết việc này, trong khi chị đang tháp tùng cùng đoàn biểu diễn ca múa nhạc nghệ thuật ưu tú của Công ty lưu diễn bên tỉnh bạn.
    Qua việc này liệu Công ty điện lực Đồng Nai có cài đặt thiết bị nghe trộm cuộc trao đổi của chúng tôi để đối phó? Kẻ nào dám cả gan ngăn cản tổ chức Công đoàn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật? Câu trả lời sẽ dành cho lãnh đạo công ty điện lực Đồng Nai.

    Trả lờiXóa
  12. Việc tôi là hậu duệ đời thứ 3, là người thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời ông Vũ Văn Thông khẳng định có là nỗi bức xúc cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hiện nay? Có phải là phần tử nguy hiểm cho Xã hội, cho dân tộc Việt Nam mà anh em dòng họ Vũ tại Hải Phòng phải lên tiếng cảnh báo: Vào miền Nam lần này cũng phải cẩn thận kẻo nhà mình người ta ở, con mình người ta sai, vợ mình người ta sài.
    Có muốn ở luôn ngoài Miền Bắc hay trở về miền Nam? Suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định.
    Những lời cảnh báo của anh em dòng họ Vũ tại TP Hải Phòng vào đầu năm 2004 có phải là lời cảnh báo vô lý? có thật sự đúng với những diễn biến nguy hiểm mà tôi đã phải đối mặt hơn 11 năm qua?
    Sự hoang mang lo lắng, hành động quyên góp tiền, cho phép tôi di chuyển lên Hà Nội bằng xe hơi để thực hiện chuyến bay quay trở lại Sài Gòn vào đầu năm 2004 của gia đình dòng họ Vũ có thể xem là một sự ân huệ? Có mang ý nghĩa tương tự như bữa ăn cuối cùng cho tử tù trước khi ra pháp trường để thi hành án?
    Trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines ngày ấy luôn có một gã lạ mặt (có vẻ như an ninh chìm) theo sau hộ tống, giúp đỡ tận tình trong việc chỉ dẫn cách thức kiểm tra hành lý, tự động đem hành lý của tôi đi gửi và khi máy bay hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, hắn đã chờ cho đến khi tôi lấy được hành lý và ra khỏi cửa sân bay thì hắn mới xong nhiệm vụ bởi vì đối với tôi, đó chính là chuyến bay đầu tiên trong đời.
    Để thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, thể hiện uy tín của một nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân do dân và vì dân, chứng minh trước công luận Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn đủ uy tín và sáng suốt lãnh đạo Nhân dân vượt qua giai đoạn khó khăn để đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện.
    Vậy nay tôi yêu cầu Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan luật pháp Việt Nam phải nhanh chóng đưa vụ việc của tôi ra trước tòa án Quốc tế xét xử công khai mà tôi phải được trình diện tại tòa với tư cách là người bị hại. Quốc hội Việt Nam cần phải thể hiện chức năng và nhiệm vụ của mình là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
    Chào thân ái, đoàn kết và xây dựng.
    Vũ Quân Ngọc Tuấn
    Cháu nội hợp pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Trả lờiXóa
  13. NHẬT KÝ CÔNG VIỆC
    (Cập nhật từ tháng 7 đến hết tháng 12 năm 2003)

    + Ngày 29/6/2003:
    Kiểm tra điện áp, đo nồng độ dung dịch axit dàn bình accu (20 bình) định kỳ hàng tuần. Ca vận hành 1 phát hiện hai bình số 02 và số 08 bị giảm điện áp, có ghi sổ báo cáo (dàn bình accu khởi động các tổ máy GM 2100kW tại trạm Hóa An1)
    + Ngày 01/7/2003:
    Ca vận hành 3 phối hợp tổ sửa chữa vận hành máy phát điện chạy độc lập theo phương thức khởi động đen dẫn đến việc hư hỏng bạc lót ổ đỡ cổ trục số 4 máy phát điện GM số 03
    + Ngày 03/7/2003:
    Tổ sửa chữa tiến hành sửa chữa máy GM số 03 và kiểm tra 02 bình accu số 02 và 08 do ca vận hành 1 báo lại.
    + Ngày 04/7/2003:
    Anh Phạm Đức Hiệp, tổ trưởng tổ sửa chữa và nhân viên bảo hành accu Đồng Nai vào trạm đổi lại 02 bình accu mới.
    + Ngày 17/7/2003:
    Anh em công nhân Điện lực Biên Hòa vào trạm Hóa An 1 đào đường chôn cáp ngầm 15KV.
    + Ngày 22/7/2003:
    Anh em công nhân Điện lực Biên Hòa vào trạm Hóa An 1 làm đầu cốt cáp ngầm 15KV.
    + Ngày 29/7/2003:
    Tái lập điện tự dùng cho trạm Hóa An 1 (ca vận hành 2 thực hiện)
    + Ngày 30/7/2003:
    Tổ sửa chữa kiểm tra lại phần điện để chuẩn bị cho công tác thử đồng vị pha giữa máy phát và lưới điện do ca vận hành 3 đảm trách.
    + Ngày 06/8/2003:
    Anh Huỳnh Trung Hải (chuyên viên phòng Kỹ thuật Công ty) vào trạm Hóa An 1, thẩm tra sự cố máy GM3, đem toàn bộ sổ sách về Công ty tham khảo (riêng sổ ghi nhận bất thường để lại sau khi đã xem)
    + Ngày 07/8/2003:
    Nhận được thông báo làm bản tường trình sự cố hư hỏng máy phát điện GM số 03 theo bút phê của Giám đốc Công ty Điện lực Đồng Nai.
    + Ngày 09/8/2003:
    Theo học lớp bồi huấn nâng bậc do Công ty tổ chức.
    + Ngày 10/8/2003:
    Viết bản tường trình tại nhà cho kịp nộp về Công ty (thời hạn cuối)
    + Ngày 12/8/2003:
    Nộp bản tường trình cho trạm.
    + Ngày 19/8/2003:
    Họp trạm, phân tích nguyên nhân sự cố máy phát điện GM3.
    + Ngày 05/9/2003:
    Họp trạm, phân tích và điều tra nguyên nhân sự cố hư hỏng máy phát điện GM số 3. Thành phần tham dự bao gồm đoàn điều tra sự cố và các bộ phận có liên quan.
    + Ngày 10/9/2003:
    Làm dụng cụ mồi nhớt cho bơm nhớt mồi máy GM2, gửi mô hình cho anh em công nhân vận hành nhóm máy GM xử dụng, tạo tính thuận tiện và giảm bớt thời gian xử lý cho anh em. Đưa mô hình dụng cụ kiểm tra mối nối cọc bình accu, tránh trường hợp gây chạm chập khi xử dụng chìa khóa, mỏ lết kiểm tra bình trước khi chạy máy.
    + Ngày 11/9/2003:
    Nhận được biên bản điều tra sự cố do đoàn điều tra lập, có yêu cầu chỉnh sửa một số nội dung trong biên bản cho rõ ràng cụ thể, tránh gây sự nhầm lẫn, ngộ nhận cho hội đồng kỷ luật.
    + Ngày 15/9/2003:
    Nghỉ phép thường niên do đêm 14/9/2003 phải túc trực tại khoa hồi sức bệnh viện phụ sản Từ Dũ để chuẩn bị cho việc hiến máu cấp cứu sản phụ Ngọc Châu (cháu vợ).
    + Ngày 17/9/2003:
    Nghỉ phép thường niên, tham dự đám tang sản phụ Ngọc Châu (có báo lên trạm bằng điện thoại).
    + Ngày 18/9/2003:
    Nhận được thông báo phải ghi lại những ý kiến gửi về phòng Kỹ thuật Công ty để dẫn chứng lý do tại sao không ký nhận nội dung biên bản do đoàn điều tra sự cố lập ngày 05/9/2003.
    + Ngày 19/9/2003:
    Nộp tờ trình gởi phòng Kỹ thuật Công ty (nộp cho anh Kha Tuấn Khải – Kỹ thuật viên trạm), anh Trần Hữu Tuần gởi về Công ty đầu giờ buổi sáng.
    + Ngày 23/9/2003
    Mượn các tài liệu kỹ thuật của trạm bao gồm:
    Nội quy kỷ luật lao động.
    Quy trình điều tra sự cố.
    Quy trình vận hành máy GM 2100KW
    + Ngày 26/9/2003:
    Họp trạm, đóng góp ý kiến bổ nhiệm cán bộ.
    + Ngày 31/12/2003:
    Hưởng ứng phong trào hiến máu nhân đạo do công đoàn Công ty Điện lực Đồng Nai phát động (đi cùng các ông khối hành chính Công ty Điện lực Đồng Nai).

    Trả lờiXóa
  14. Biên Hòa ngày 26 tháng 9 năm 2003
    -
    Ý kiến đóng góp bổ nhiệm cán bộ
    Trong khoảng thời gian gần đây, do phải chịu nhiều áp lực trước công việc hay vì một lý do nào đó mà đôi khi công tác chỉ đạo của trạm đã không tuân thủ theo một trình tự cơ bản mà lại chỉ đạo theo một cách riêng như: Chỉ đạo trực tiếp và giám sát công việc của một số công nhân viên chức, ca vận hành, tổ sửa chữa.
    Do sự chỉ đạo theo một cách riêng biệt nên đã vô tình gây khó khăn trở ngại trong việc triển khai thực hiện một số công việc của một số chức danh then chốt của trạm như Chủ tịch công đoàn, trưởng ca vận hành, kỹ thuật viên.
    01 – Chủ tịch công đoàn:
    – Do gặp phải khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác nên đôi lúc Chủ tịch công đoàn đã không xác định được chức danh mà mình đang đảm nhiệm. Thay vì phải gương mẫu trong công việc nhất là việc thực hiện nội quy kỷ luật lao động nhưng lại có cách suy nghĩ và hành động theo kiểu "ai sao tôi vậy".
    – Việc thực hiện tổ chức cho công nhân viên chức tham quan nghỉ mát hàng năm còn gặp nhiều bối rối, không tìm ra cách tổ chức hợp lý nên số lượng công nhân viên chức tham gia chưa cao. Chỉ tổ chức một chuyến đi tham quan duy nhất dẫn đến tình trạng người được đi, người phải ở lại công tác.
    – Chưa thực sự nghiêm túc nhận khuyết điểm trong việc thao tác mở cầu dao cách ly 3L, mở không dứt khoát vẫn còn ngậm điện 15KV đã ngây nên sự ngộ nhận trong công nhân viên chức là lãnh đạo trạm cư xử thiên vị.
    02 – Trưởng ca vận hành:
    – Công tác chỉ đạo của trưởng ca vận hành3 (VH3) chưa mang tính hợp lý, chưa thực sự triển khai công tác phân công nhiệm vụ cụ thể nên dẫn đến tình trạng phân bì, so đo trong công việc của công nhân trong ca vận hành (VH3).
    – Do chưa xác định được đúng vai trò của chức danh, thường để những sai phạm nhỏ kéo dài nên đã dẫn đến việc ý thức chấp hành kỷ luật trong ca VH3 chưa cao, làm việc còn hời hợt, nhận thức thiếu nghiêm túc làm ảnh hưởng đến tâm lý anh em (như nội dung họp tổ công đoàn ca VH3 ngày 12/7/2002 đã báo cáo về trạm.
    03 – Kỹ thuật viên trạm:
    – Do gặp phải khó khăn trong việc triển khai công tác nên kỹ thuật viên và trưởng ca VH3 đã bị đẩy vào tình thế bị động. Không lập một phương án cụ thể để anh em công nhân có đủ thời gian tham khảo, tìm hiểu và bổ xung những khiếm khuyết của tổ máy Diesel, có thể đó là một trong những giả thuyết dẫn đến hư hỏng tổ máy GM3 vào ngày 01/7/2003
    Ngoài ra việc chấn chỉnh nội quy kỷ luật lao động của trạm chưa thực hiện triệt để, vẫn còn một số trường hợp rời bỏ vị trí công tác dẫn đến việc mất mát một số cơ phận của tổ máy GM1, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần và vật chất của công nhân viên chức trạm.
    Vũ Quân Ngọc Tuấn – nguyên tổ trưởng công đoàn ca VH3

    Trên đây là một số việc mà tôi thực hiện từ tháng 7 đến hết tháng 12 năm 2003. Vào đầu năm 2004 khi về tới TP Hải Phòng. Không hiểu tại sao anh em dòng họ Vũ lại biết được những việc tôi làm và căn dặn tôi là vào miền Nam lần này cũng phải hiền hiền lại một chút, ăn cơm cũng phải để người khác ăn cháo, không chấp nhất với thằng thần kinh ấy làm gì ...
    Khi quay trở lại Sài Gòn để chuẩn bị đón tết nguyên đán năm 2004. Trong buổi liên hoan tổng kết cuối năm tại trạm Diesel Hóa An. Anh Phan Văn Danh – trưởng trạm đã trao đổi với tôi những câu như sau:
    Này Tuấn! Tao nghe nói gia đình mày ở Hải Phòng báo vào là mày về miền Bắc bị stress phải không? lo nghĩ chuyện gì mà phải stress? chuyện đâu còn có đó, cứ sống vui vẻ giống như anh đây, em không phải lo nghĩ bất cứ chuyện gì nghe Tuấn!
    Điều kỳ lạ ở đây là tại sao anh em dòng họ Vũ lại biết sự cố hư hỏng tổ máy GM3 và anh Phan Văn Danh tại sao lại biết gia đình ở miền Bắc báo vào là tôi bị stress?
    Câu trả lời sẽ dành cho Công ty Điện lực Đồng Nai (ngày ấy), mạng lưới An ninh Việt Nam và anh em gia đình dòng họ Vũ tại Hải Phòng trả lời sẽ chính xác nhất.

    Lưu ý: Ca VH1, ca VH2, ca VH3 là số thứ tự để chỉ ba ca vận hành của trạm Diesel Hóa An chứ không phải là thời gian làm việc của công nhân vận hành từ 6 giờ đến 14 giờ (ca 1), 14 giờ đến 22 giờ (ca 2) và 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau (ca 3).

    Trả lờiXóa
  15. + Đính chính về bảng nhật ký công việc
    Bảng nhật ký công việc AnhQuan đăng trở lại do có kẻ nào đó đánh cắp mật khẩu vào blog xóa bỏ nội dung công việc trong tháng 07 năm 2003 (trừ ngày 01/7/2003). Việc này nếu không nhanh chóng điều tra làm rõ rất có thể Công ty Điện lực Đồng Nai sẽ thuê mướn tin tặc xóa bỏ nội dung bài viết nhằm phi tang chứng cứ để đối phó tương tự "Biên bản điều tra sự cố" đã bị thay đổi màu chữ rất khó đọc như thời gian trước đây trên yahoo blog.
    + Lưu ý mật khẩu trang blog này tổng cộng 28 ký tự, bao gồm các chữ thường, chữ hoa phối hợp xen kẽ với các số thập phân, dấu gạch ngang và được đánh giá là có độ bảo mật rất cao.
    + Theo bản tường trình gửi lãnh đạo Công ty Điện lực Đồng Nai ngày 21 tháng 10 năm 2009 thì khu vực trạm Diesel Hóa An1 hoàn toàn bị tê liệt do 3 máy phát điện GM 2100 KW bị hư hỏng hoàn toàn, trừ máy phát điện GM3 bị hư hỏng từ năm 2003, hai máy GM1 và GM2 bị giao động tần số, không sửa chữa được dẫn đến việc giải thể trạm Diesel Hóa An1, phá hủy máy móc, thiết bị để lấy phế liệu vào khoảng giữa năm 2012, giải tán nhân lực, trợ cấp mất việc làm cho công nhân vào đầu năm 2013 để trả lại mặt bằng cho trạm bơm nước Hóa An (trực thuộc nhà máy nước Thủ Đức).
    + Theo nhận định từ phía lãnh đạo trạm (ông Huỳnh Trung Hải) và tổ sửa chữa thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máy phát GM2 bị giao động tần số (sau này thêm máy GM1) là do dây dẫn điện trong phòng điện máy phát bị ẩm ướt. Lập luận này hoàn toàn không chính xác bởi tại thời điểm đó, thời tiết đang vào mùa khô (trời không mưa) và máy phát điện hoạt động liên tục để đáp ứng về công suất cho lưới điện Quốc gia theo yêu cầu của phòng điều độ hệ thống điện Công ty, các thiết bị điện, dây dẫn điện đều được hấp thu nguồn nhiệt từ máy Diesel 3050 mã lực tỏa ra nên không thể ẩm ướt được. Tổ sửa chữa cơ điện có cắt cử người lên trạm Hóa An1 xúc rửa và thay nhớt bộ điều tốc (governor), tinh chỉnh lại bộ AGE trong phòng điện ngoài gian máy (không thay dây dẫn), thậm chí trạm Diesel Hóa An còn xử dụng cả một bộ điều tốc mới được trang bị trị giá 600 triệu đồng (sáu trăm triệu đồng - tin từ phía công nhân trạm) nhưng 2 máy phát điện GM 2100KW chỉ hoạt động trở lại bình thường được vài ngày hiện tượng cũ lại tiếp tục tái diễn.
    + Dưới góc nhìn của điều hành viên bảng điện, tôi có đưa ra nhận định của mình để lãnh đạo trạm xem xét hiện tượng dao động tần số máy phát có thể do ốc lốc tinh chỉnh tần số trong bộ AGE tại phòng điện bị lờn, không định vị cố định nhưng giả thuyết này xem ra không thuyết phục bởi nếu ốc lốc bị lờn thì chỉ bị một máy, không thể cả hai máy phát điện bị lờn chung tại một thời điểm.
    Điều đáng lưu ý là hiện tượng giao động tần số của 2 máy phát điện GM1 và GM2 chỉ sảy ra khi tôi lên nhận ca trực (ca VH3). Căn cứ vào sổ ghi nhận bất thường, sổ nhật ký vận hành + giao nhận ca của trạm Hóa An1 không thấy ca vận hành1 (VH1) và ca vận hành2 (VH2) ghi nhận về hiện tượng này?
    + Như vậy có thể khẳng định rằng việc giải thể trạm Diesel Hóa An gồm 2 trạm Hóa An1 và trạm Diesel HA2 có tổng công suất trên 15 MVAR, phát điện liên kết với lưới điện Quốc gia bắt nguồn từ hư hỏng bạc lót ổ đỡ cổ trục số 4 tổ máy GM3 (sự cố cấp 1 nguyên nhân khách quan do vật tư cấp phát kém chất lượng).
    Hiện tượng giao động tần số của 2 tổ máy GM1 và GM2, không sửa chữa được dẫn đến giải thể trạm Hóa An1 và giải thể luôn trạm Hóa An2 vào năm 2014 có thể do không đáp ứng được yêu cầu về nguồn điện Diesel?
    Câu trả lời chính xác sẽ dành cho các tổ chức điều tra, các nhà nghiên cứu và đoàn thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
    + Việc tôi phát tán thông tin trên mạng nếu có điểm nào chưa rõ ràng và có dấu hiệu xuyên tạc, vu khống: Yêu cầu những người có liên quan trong Công ty Điện lực Đồng Nai, trạm Diesel Hóa An có thể trực tiếp gặp tôi để bổ xung những điểm còn khiếm khuyết.
    Trân trọng kính chào!

    Trả lờiXóa
  16. PHÂN TÍCH VỀ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI
    CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM

    Ỷ đông hiếp cô, cá mè một lứa, chó hùa một lũ … là những câu nói dân gian để ám chỉ những kẻ toa rập cùng thực hiện một hành vi tiêu cực có tổ chức, có hệ thống, có bài bản, lớp lang.
    Kể từ năm 2004, sau khi nhà cầm quyền Việt Nam phát hiện ra nguồn gốc của AnhQuan là người thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh do gia đình dòng họ Vũ tại Thành phố Hải Phòng tiết lộ. Người ta đã áp dụng các chiêu thức trên nhằm mục đích che đậy, khủng bố tinh thần cũng như truy sát nhằm thủ tiêu nhân chứng lịch sử, bảo lưu quan điểm “Bác Hồ không có vợ” trong khi dư luận trong và ngoài nước đang phát tán những thông tin cho rằng: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là con trai của Hồ Chủ tịch mà thông tin này lại do chính quan chức tại Hà Nội đưa ra đã cho thấy mức độ tin cậy trong dư luận lên đến mức nào?
    Thay vì Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam ngày ấy phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự hiện diện của AnhQuan, tiến hành kiểm tra ADN để khẳng định cháu nội hợp pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bà Tăng Tuyết Minh như các nhà sử học Quốc tế đã nghiên cứu, có biện pháp giúp đỡ nhằm xoa dịu tinh thần sau sự cố hư hỏng máy phát điện tại đơn vị công tác cũng như bù đắp những thiệt thòi mà AnhQuan đã phải chịu đựng hơn 40 năm do thiếu thốn tình cảm của những người thân thuộc.
    Nhưng ... sự đời đâu dễ mấy khi! Khi mà quyền lợi của "những kẻ trong cuộc" bị đụng chạm nhất là quyền lợi được thăng quan tiến chức do được thừa hưởng công lao trời biển của nhà lãnh đạo kiệt xuất vùng Đông Nam Á, khi mà mức độ tin cậy trong dư luận lên đến đỉnh điểm thì nên giữ nguyên hiện trạng để khỏi bị xáo trộn cho dù hình tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bị xúc phạm do cuộc sống riêng tư bị áp đặt nhiều nghi vấn?
    Mạng lưới An ninh Việt Nam là công cụ đắc lực để Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam sai khiến trong việc lên kế hoạch che đậy cũng như khủng bố tinh thần của AnhQuan.
    Có lẽ việc làm đầu tiên của mạng lưới An ninh Việt Nam là nghiêm cấm gia đình dòng họ nói ra sự thật do đây là “bí mật Quốc gia nhà nước chưa cho phép công bố”, tiếp theo sau là nghe trộm các cuộc điện thoại, đặt thiết bị ghi âm tại cơ quan, căn hộ gia đình, người quen nhằm theo dõi, ngăn chặn AnhQuan thăm dò. Việc tiếp theo nữa là đeo bám mọi lúc mọi nơi xem AnhQuan quan hệ với ai? Làm việc gì? Có phát tán vụ việc của mình, tư vấn mọi người giúp đỡ hay không để còn có biện pháp ngăn chặn.
    Điều bất lợi cho AnhQuan tại thời điểm đó là công tác xa nhà gần 50 Km, di chuyển bằng xe Honda sáng đi chiều về, lại phải tập trung đối phó với người phụ trách đơn vị do người ta điều động về để trả thù vặt cá nhân trong vụ sự cố máy phát điện năm 2003, bản thân lại không có kiến thức về ngoại ngữ, không biết xử dụng máy vi tính cũng như chưa bao giờ truy cập mạng internet …
    Như vậy về tương quan lực lượng cũng như điều kiện thuận lợi giữa AnhQuan và Đảng, Chính phủ Việt Nam xem ra chênh lệch nhau một trời một vực và AnhQuan sẽ không bao giờ đủ sức để cạnh tranh.
    Có một điều đáng nói là người ta ỉ lại vào số đông, đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi, tập trung nhiều người để bàn bạc kế hoạch đối phó, lợi dụng cái gọi là “bí mật Quốc gia” để nghiêm cấm mọi người bàn tán nhưng có một điểm mà họ không nhận ra rằng Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo kiệt xuất và hậu duệ của ông cũng không ngoại lệ.
    Khi sự thật đã dần dần được hé lộ. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam vẫn quyết không chịu nhìn nhận. Họ đã xử dụng nhiều chiêu thức tàn độc hơn, tiểu nhân và hèn hạ hơn, quyết thực hiện cho được mục đích “một mất một còn” với hậu duệ đời thứ 3 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là hành động ác ôn chỉ được thực hiện bởi những kẻ mang nặng tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, những kẻ thuộc loại sâu dân mọt nước.

    Trả lờiXóa
  17. TIẾP THEO VÀ HẾT

    Độc giả Quốc tế xem qua bài viết có thể nhận định rằng có tính chất hoang đường bởi với một người không am hiểu về ngoại ngữ, không xử dụng được vi tính, chưa bao giờ truy cập mạng lại có thể phát tán được thông tin lên blog? Là thành phần công nhân, lương ba cọc ba đồng lại có thể thực hiện nhiều lần về Hải Phòng, di chuyển bằng máy bay để thăm dò tin tức nhưng độc giả trong nước chắc chắn sẽ có cách nhìn ngược lại. Họ tuyệt đối tin tưởng đây là sự thật bởi chỉ có cháu nội Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đang trực tiếp viết bài luận tội quan chức cao cấp trong Đảng là vẫn còn được tự do, còn đối với những người khác thì chắc chắn sẽ vướng vào vòng lao lý mà ông Lê Trung Hưng – Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt, ông Nguyễn Đức Kiên – Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội là những thí dụ điển hình.
    Trở lại câu chuyện của bầu Kiên và Lê Trung Hưng người ta mới thấy được sự yếu kém trong việc quản lý hồ sơ lý lịch, quản lý kinh doanh của chính quyền Việt Nam. Với một người có tiền án đã bị tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử công khai nhưng vẫn có được bộ hồ sơ trong sạch (ông Lê Trung Hưng), còn ông Nguyễn Đức Kiên vốn là một người có thế lực, có địa vị và tiền bạc, lại kinh doanh trái phép một nghề mà ngay cả người nhà của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đeo đuổi vậy mà An ninh Việt Nam không hề hay biết? chỉ đến khi bầu Kiên có lời phát biểu “gây xốc” trong buổi lễ tổng kết mùa bóng 2011 của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thì vụ việc mới được phanh phui và đem ra xử lý.
    Chạy chức, chạy quyền, chạy tội …? Thử hỏi liệu người ta có thể chạy cho mình một bộ hồ sơ lý lịch trong sạch mà không hề có tiền án tiền sự – ông Lê Trung Hưng, người đã từng xin ông Lê Hồng Anh chức cho ông Vĩnh giám đốc công an TP Nam Định? Liệu họ có thể chạy cho mình một giấy phép “không cần đăng ký kinh doanh” trong lĩnh vực ngân hàng mà không ai được phép hỏi han, thắc mắc (trường hợp ông Nguyễn Đức Kiên). Câu trả lời chính xác sẽ dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự việc cần phải đưa ra xét xử đối với những kẻ đồng lõa có liên quan bởi có kẻ chạy đi ắt sẽ có người chạy lại và mức độ hình phạt phải tương xứng như nhau.
    Chúng ta đều biết tiềm năng của mỗi người đều vượt xa những gì họ đã làm – một câu nói hay mang đầy chân lý! Sự hủ bại, lưu manh và ngoan cố, bản chất kiêu ngạo Cộng sản đã dẫn đến sự thất bại của những kẻ tiêu cực trong Đảng Cộng sản, trong Chính phủ Việt Nam.
    Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, trong các doanh nghiệp đều có nội quy kỷ luật lao động. Bất cứ một cơ quan nào xử dụng tiền bạc để thuê mướn những kẻ ngoài doanh nghiệp hành xử công nhân đang công tác tại đó đều bị xem là vi phạm pháp luật. Một Đảng cầm quyền, một nhà nước pháp quyền nếu có hành vi bao che cho những kẻ phạm tội ác ôn đều bị xem như tội đồng lõa. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, các cơ quan luật pháp Việt Nam cũng nên xem xét lại hai vụ việc nêu trên và phải nhanh chóng công khai đưa vụ việc của tôi ra trước tòa án Quốc tế xét xử trước khi kết thúc nhiệm kỳ các cấp vào cuối năm 2015.
    Việc tôi phát tán thông tin trên mạng nếu có điểm nào chưa rõ ràng và có dấu hiệu xuyên tạc, vu khống: Yêu cầu những người có liên quan trong Bộ Chính trị, trong Chính phủ và mạng lưới An ninh Việt Nam, Công ty Điện lực Đồng Nai, những người trong gia đình dòng họ Vũ tại Hải Phòng có thể trực tiếp gặp tôi để bổ xung những điểm còn khiếm khuyết – Trân trọng kính chào!
    Vũ Quân Ngọc Tuấn
    Cháu nội hợp pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Đính chính: Nhận xét được đăng vào ngày 6/6/2015 trong bài viết "Người không mang họ" vuquanngoctuan.blogspot.com

    Trả lờiXóa